Bật mí đặc sản Cao Bằng níu chân khách tìm đến

Bật mí đặc sản Cao Bằng níu chân khách tìm đến

Đánh giá trung bình

Mô tả

Đặc sản Cao Bằng, nét đẹp trong văn hóa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ níu chân người đến, chiều lòng người đi. 

Đó chính là những gì được nhắc đến  khi du lịch đến chốn núi rừng Tây Bắc – Cao Bằng gạo trắng nước trong để thưởng thức ngay những đặc sản của người dân nơi đây. Talk  tặng bạn Top 8 đặc sản Cao Bằng ngon nổi tiếng nhất mà bạn nhất định phải thử nếu có dịp đặt chân tới vùng đất này nhé.

Đặc sản Cao Bằng – Bánh Áp Chao

Là món bánh đặc biệt bán vào mùa đông, bánh áp chao được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè nên khách du lịch Thác Bản Giốc có thể dễ dàng tìm thấy. Thoạt nhìn bánh có bề ngoài giống bánh rán ở miền xuôi nhưng phần nhân bên trong lại làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm trộn thêm mộc nhĩ, đỗ xanh giống bánh rán bình thường. Bánh áp chao hay còn được gọi là bánh vịt chao là món ngon sưởi ấm trong những ngày trời đông giá rét ở vùng rừng núi nơi đây.

Đặc sản Cao Bằng

Đặc sản bánh chao Cao Bằng

Bánh Chứng Kiến – đặc sản Cao Bằng 

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến, dùng làm nhân bánh. Muốn nhân ngon hơn người ta còn cho thêm một ít thịt lợn băm, lạc rang giã nhỏ và một ít lá kiệu thái nhỏ trộn thêm, bột nếp nương và lá non của cây vả bọc bên ngoài.

Đặc sản Cao Bằng

Mùi vị thơm ngon của bánh chứng kiến

Bánh được hấp cách thủy khoảng 45 đến 50 phút là chín. Khi bánh chín, mùi thơm của lá vả sẽ rất hấp dẫn, cắn những miếng đầu tiên, bánh trứng kiến ăn dẻo và thơm ngậy khiến bạn khó lòng cưỡng lại được.

Đặc sản Cao Bằng – Bánh Khảo

Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Mỗi dịp xuân về, bánh Khảo không thể thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên. Nguyên liệu làm bánh là loại gạo nếp, ngon, thơm, hạt tròn và mẩy đều.

Người dân ở đây dùng đường kính hoặc đường phên để làm bánh khảo. Nhân bánh có vị bùi của lạc, vừng hoà quyện với vị béo ngậy của mỡ heo. Những người nghệ nhân khéo léo, tỉ mỉ gói thật gọn bánh thành từng phong hình chữ nhật. 

Khi ăn du khách sẽ cảm nhận được vị thơm đậm đà của bột nếp, vị ngọt thanh của đường không thể nào quên.

Đặc sản Cao Bằng

Bánh khảo Cao Bằng

Đặc sản Cao Bằng – Rau Dạ Hiến

Rau dạ hiến hay còn được gọi là rau bồ khai, thường mọc hoang ở vùng núi đá. Đây là loại cây thân dây rất giòn, được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa bám trên cây gỗ để đón ánh sáng mặt trời.

Mỗi dịp mùa xuân và mùa hè, bữa tiệc của người dân nơi đây đều có món rau dạ hiến xào với thịt bò, lòng lợn, lòng gà. Món rau rừng này rất lạ và không giống với bất kì loại rau nào khác. Loại rau này đã trở thành một đặc sản Cao Bằng và vùng núi Đông Bắc.

Đặc sản Cao Bằng

Rau Dạ Hiến xào thịt bò

Đặc sản Cao Bằng – Vịt Quay 7 Vị

Phải nói rằng đây là món ngon nức tiếng ở xứ vùng cao này. Những con vịt đạt yêu cầu phải có cân nặng vừa phải, không quá béo cũng không quá gầy (khoảng 2 kg), chắc thịt và sáng lông. 

Sở dĩ món vịt quay có tên gọi như thế là vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau:  Gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ, quả mắc mật khô. 

Để ướp món thịt này, ngay từ khâu chọn thịt, người làm cũng cần chọn lựa vô cùng kỹ lưỡng và tỉ mỉ.

Các loại gia vị nêu trên được băm nhuyễn, xào với dầu cho dậy mùi rồi cho mắm muối và nước vào đảo đều. Hỗn hợp này sẽ được nhồi vào bụng vịt, buộc chặt 2 đầu để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt.

Đặc sản Cao Bằng

Thưởng thức vịt quay 7 vị

Vịt sau khi quay có da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Cắn ngập vào miếng thịt, bạn phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt thấm đượm trên đầu lưỡi.

Đặc sản Cao Bằng – Xôi Trám

Lên Cao Bằng, ta sẽ gặp món xôi trám ở khắp nơi, từ nhà hàng sang trọng, tiệc cưới hỏi cho tới những bữa ăn ấm cúng dịp cuối tuần của các gia đình

 Không giống như những loại xôi khác, xôi trám có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng.

Vị bùi của trám bao lấy những hạt nếp dẻo mọng, ăn hoài không ngấy và đặc biệt không có cảm giác bị nóng cổ dù ăn rất nhiều.

Đặc sản Cao Bằng

Xôi trám Cao Bằng

Đặc sản Cao Bằng – Quả Mác Mật

Mác mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng, hiểu nôm na là quả ngọt. Cây chủ yếu mọc ở chân núi đá vôi, một số ít trên sườn núi đá và vườn đồi do người dân đem hạt và cây con về trồng; được phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các huyện: Thạch An, Hạ Lang, Quảng Uyên, Hoà An, Thông Nông.

Mác mật là một thứ gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn đặc trưng miền núi, như: Vịt quay, lợn quay…

Vào mùa mác mật, các bà nội trợ ai cũng mua mác mật về chế biến các món ăn: cá kho, thịt kho, vịt quay, ninh chân giò, canh thịt băm, măng xào mác mật… 

Mùi vị thanh tao của quả mác mật đã khử hết mùi tanh của cá, mùi hoi của vịt, giảm bớt mỡ ngấy của chân giò…, tạo nên những món ăn thơm phức, tinh tế và hấp dẫn.

Đặc sản Cao Bằng

Mác mật gia vị đặc trưng vùng núi Đông Bắc

Đặc sản Cao Bằng – Lạp Sườn Cao Bằng

“Ai đã từng lên thăm Cao Bằng chắc chắn sẽ khó quên món đặc sản này. Lạp sườn là món ăn quen thuộc với người dân nơi đây. Nó có mặt đa dạng trong thực đơn của người Cao Bằng.

Lạp sườn có thể ăn với xôi trắng, có thể dùng như món mặn trong bữa cơm hàng ngày, cũng có mặt bữa cơm ngày Tết, cũng là món nhậu khoái khẩu của rất nhiều các bậc nam nhi.”

Nhân của lạp sườn được làm bằng thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông lợn. Tất cả được băm nhỏ và tẩm ướp gia vị, sau cùng là chút rượu để làm chất lên men. Rồi nhồi vào bong bóng để trở thành lạp sườn. 

Công đoạn tiếp theo là phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên nóc bếp, khói và hơi nóng của bếp lửa làm cho miếng thịt săn hơn và ngon hơn

Đặc sản Cao Bằng

Thưởng thức lạp xưởng Cao Bằng

Trước khi ăn, thái lát rồi đem hấp hoặc có thể đem rán. Lạp sườn sau chế biến có thể để được quanh năm mà chất lượng không bị ảnh hưởng. 

Khi ăn có mùi thơm của thịt, có độ dai của lòng, độ đậm của gia vị, có thể ăn được nhiều mà không chán. Điều đặc biệt là vẫn còn hương vị của khói.

Bài viết trên đây chăc chắn đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đặc sản Cao Bằng là gì rồi đúng không? Top 8 đặc sản Cao Bằng mà Talk đề cập trên đây bạn còn lo gì khi đến Cao Bằng không biết ăn gì? mua gì? Chúc bạn có một chuyến du lịch khám phá ẩm thực Cao Bằng- đặc trưng vùng núi Tây  Bắc thú vị và đáng nhớ.

Thống kê

73 Views
1 Rating
0 Favorite
Share