Điểm lại 7 món ăn ngày Tết chắc chắn không thể thiếu của người Việt

Điểm lại 7 món ăn ngày Tết chắc chắn không thể thiếu của người Việt

Đối với người Việt Nam, Tết là dịp lễ quan trọng trong năm là thời gian mà mọi người trở về với gia đình của mình sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy, những mâm cỗ, các món ăn ngày tết chắc chắn cũng sẽ không thể thiếu trong dịp lễ quan trọng như thế. Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những món ăn ngày tết quen thuộc mà vùng miền nào cũng sẽ có. 

1. Bánh chưng 

Có thể sự khác nhau giữa vùng miền sẽ làm mâm cỗ ngày Tết ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau nhưng chắc chắn trên mâm cơm người Việt ngày Tết thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu. Với ý nghĩa là món ăn của đất trời, bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo cùng nhân đậu xanh ngọt bùi thêm một chút béo béo của mỡ heo. Tất cả được gói trong lá chuối hấp chín tạo nên một hương vị dân giã, hấp dẫn và lôi cuốn. Bởi vậy, dù có đi đâu về đâu, bánh chưng vẫn là món ăn ngon của mọi gia đình Việt trong ngày Tết. 
mon-an-ngon-ngay-tet-banh-chung
Bánh chưng- món ăn ngày tết không thể thiếu ở mọi vùng miền

2. Canh măng 

Sau bánh chưng, canh măng cũng là món ăn thường xuyên xuất hiện trong ngày Tết. Đặc biệt, chúng ta có thể dễ dàng gặp món ăn ngày tết này xuất hiện trên mâm cỗ Tết của người Bắc. Măng được lựa chọn để nấu phải có độ giòn nhất định để khi hòa quyện cùng với độ dai vừa phải của thịt heo kho sẽ mang lại  hương vị vô cùng hấp dẫn. Đối với người miền Bắc, canh măng như là một đặc sản mà khi mất đi sẽ cảm giác thiếu thiếu, hương vị Tết không còn trọn vẹn.
mon-an-ngay-tet-ngon
Canh Măng

3. Nem rán 

Một món ăn ngon tiếp theo chắc chắn không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt là món nem rán. Là một món ăn thể hiện sự cầu kỳ, chau chuốt và tỉ mỉ vì vậy tuy là món ăn đơn giản nhưng nem rán lại mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị. Phần nhân sẽ được chuẩn bị tùy theo sở thích của mỗi gia đình nhưng nhìn chung bên trong sẽ bao gồm: thịt băm, cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ v..v… trộn lại với nhau cùng trứng và các gia vị khác. Tiếp đó, phần nhân sẽ được bao bọc bởi lớp bánh tráng mỏng bên ngoài và đem rán. Khi rán nem, người nấu phải đặc biệt cẩn thận làm sao để nhiệt độ không quá to để phần bên ngoài vàng đều bên trong lại vừa chín đều và đẹp. Ngoài ra, phần vỏ bánh bên ngoài cũng không bị bể hoặc rách.
nem-ran-ngon-ngay-tet
Nem rán

4. Bánh tét 

Nếu bánh chưng là món ăn ngày tết đậm hương vị miền Bắc thì bánh tét lại là món ăn ngon đậm vị miền Nam và miền Trung. Cũng giống như bánh chưng, ý nghĩa của bánh tét là món ăn của trời đất, tinh hoa của đất Việt nên nguyên liệu để làm bánh tét cũng khá giống với bánh chưng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại bánh này có lẽ là hình dáng. Nếu bánh chưng có dạng hình vuông thì bánh tét lại có hình trụ dài hay được gọi là đòn bánh. Ngày nay, để người ăn chay có thể ăn được bánh tét người ta còn làm bánh tét không nhân khi đó người ăn sẽ cảm nhận rõ rệt hương vị của nếp béo và mùi thơm của lá chuối khi hòa quyện lại với nhau.
mon-an-ngay-tet
Bánh tét- món ngon ngày tết ở miền Nam

5. Củ kiệu 

Củ kiệu được biết đến là một món ăn dùng để ăn kèm với món bánh tét hoặc bánh chưng. Đối với người dân Việt Nam, củ kiệu là món ăn ngày tết đặc biệt đến mức chỉ cần thấy nó là người ta cũng cảm nhận ngày Tết đang dần đến gần, cảm xúc nôn nao để trở về với gia đình lại càng rõ ràng hơn. Là một món ăn ngon vô cùng dân giã, củ kiệu có hương vị rất đặc biệt, vừa chua chua ngọt ngọt lại vừa giòn giòn rất đậm vị khi ăn kết hợp với bánh chưng, bánh tét sẽ tạo nên combo tuyệt vời cho ngày Tết. 
cu-kieu-ngam-mam
Củ kiệu

6. Dưa cải chua 

Trong các món ăn ngày tết có lẽ dưa cải chua sẽ là món ăn ngày tết tạo nên điểm nhấn mang lại hương vị thanh đạm khác biệt trong số những món ăn có nhiều tinh bột, chất béo. Cải sau khi được rửa sạch sẽ được muối chung với tỏi hoặc hành để tăng hương vị, sau khi muối khoảng 2-3 ngày là có thể ăn được. Vị chua mặn của muối và vị giòn đặc trưng của cải sẽ tạo nên một hương vị độc lạ rất khó cưỡng. 
dưa-cải-muối-chua
Dưa cải muối chua

7. Thịt ngâm mắm 

Đối với người dân miền Trung các món ăn ngày tết sẽ khá giống với miền Nam nhưng món thịt ngâm mắm lại là một món ăn ngon mang đậm bản sắc của miền Trung vào mỗi dịp tết đến xuân về.  Thịt heo sau khi được rửa sạch sẽ luộc lên và đem ngâm với nước mắm đã được nêm nếm gia vị và ngâm trong khoảng 2-3 ngày là có thể ăn được. Vị mặn mặn đặc trưng của nước mắm sẽ hòa lẫn với sự béo ngậy của thịt heo tạo nên hương vị mặn ngọt rất hài hòa cực kỳ hấp dẫn mà không hề bị ngấy khiến bạn sẽ phải mê mẩn. 
thit-heo-ngam-nuoc-mam
Thịt heo ngâm nước mắm
Trên đây là 7 món ăn ngày tết đặc trưng của người Việt Nam. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng các món ăn ngày tết vô cùng đa dạng với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau. Hy vọng với những gợi ý trên đây bạn sẽ có thêm sự lựa chọn cho mâm cơm ngày tết của gia đình mình.   
  • Hao My

    Hao My

    10 Tháng Tám, 2022

    =]] giữa năm mà lục dc bài tết tự nhiên hóng ghê, mà cũng sợ sợ vị bánh các loại có cách nào biến tấu mấy món ăn tết ko ad

  • thuy chi

    thuy chi

    14 Tháng Tám, 2022

    tui mới biết tới món thịt ngâm mắm qua 1 chị ở công ty ăn, lần đầu ăn nhưng ngon nha.

  • Ngoc Ha

    Ngoc Ha

    17 Tháng Tám, 2022

    Nhìn ảnh làm nhớ món củ kiệu của mẹ ngâm quá. Cuộc sống xa quê mà nhìn mấy món này phải nói là nhớ nhà ghê luôn ý :((

  • Pham Kieu Oanh

    Pham Kieu Oanh

    18 Tháng Tám, 2022

    Củ kiệu, dưa cải chua ăn cùng nồi thịt kho rệu thì ta nói nó tuyệtttttttt

Để lại bình luận của bạn