Thầy Nguyễn Ngọc Ký qua đời, hưởng thọ 75 tuổi

Thầy Nguyễn Ngọc Ký qua đời, hưởng thọ 75 tuổi

Vào sáng nay (28/09), thầy Nguyễn Ngọc Ký đã qua đời, hưởng thọ 75 tuổi. 

Theo thông tin từ gia đình Thầy giáo nhân dân Nguyễn Ngọc Ký, thầy mất vào rạng sáng 2h05 ngày 28/09 tại nhà riêng sau một thời gian chống chọi với bệnh suy thận tại Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Thầy Nguyễn Ngọc Ký là ai? 

chan-dung-thay-nguyen-ngoc-ky
Chân dung thầy Nguyễn Ngọc Ký

Nguyễn Ngọc Ký là ai? Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Thầy Ký bị liệt cả hai tay từ năm 4 tuổi. Mặc dù bị khuyết tật từ bé nhưng với nghị lực của bản thân vào năm 7 tuổi thầy đã bắt đầu tập viết bằng chân cùng với quyết tâm mãnh liệt là được đến trường. Vào năm 1962, thầy Ký được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu vì nghị lực tinh thần và thành tích của mình. 

Chưa dừng lại ở đó, vào năm 1963 thầy Nguyễn Ngọc Ký tiếp tục tham gia Kỳ thi học sinh giỏi Toán Toàn quốc và đứng tại vị trí thứ 5. Thầy tiếp tục được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu lần thứ 2. 

Xem thêm bài viết: Vụ công an đánh 2 thanh niên đi xe máy: Đã có kết quả xác minh

Không đầu hàng trước số phận của mình, thầy Ký luôn cố gắng và vươn lên, rèn luyện đôi chân thay cho đôi tay khuyết tật của mình nhằm tạo nên những thành tích lớn, lập kỷ lục tại Việt Nam về “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân”. 

Trước khi vào Thành phố Hồ Chí Minh để lập nghiệp vào năm 1994, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Ngữ Văn vào năm 1970. Sau đó, thầy bắt đầu đi dạy và chính thức trở thành “Nhà giáo ưu tú” vào năm 1992. 

Xem thêm  Cách chơi game trên Facebook cực đơn giản 2022

Sau 35 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nguyễn Ngọc Ký không chỉ nhận được danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” mà thầy còn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài từng nhận xét về thầy Ký rằng thầy chính là một tấm gương mẫu mực cho tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay và mai sau, đặc biệt đối với những ai kém may mắn. 

thay-nguyen-ngoc-ky-la-ai
Thầy Nguyễn Ngọc Ký là ai?

Suốt cả cuộc đời mình, thầy Ký đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu thế hệ trẻ Việt Nam với tinh thần nghị lực và quyết tâm phi thường. Bên cạnh đó, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc Ký còn rất nhiều tác phẩm văn học để lại tiếng vang rất lớn trong nền văn học Việt Nam như: Tâm huyết trao đời, Hồi ký “Tôi đi học, Hồi ký “Tôi học đại học”, v..v… 

Ngoài ra, học sinh Việt Nam còn được biết đến thầy Ký thông qua rất nhiều bài học có trong sách giáo khoa Tiểu học như “Em Ký đi học” sách tập đọc lớp 3 từ 1964-1983, “Bàn chân kỳ diệu” – sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay, “Anh Ký đi học” – sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983-2000, … 

nha-giao-nhan-dan-nguyen-ngoc-ky
Tự truyện “Tâm huyết trao đời” của thầy Nguyễn Ngọc Ký

Đến năm 2005 thì thầy Nguyễn Ngọc Ký nghỉ hưu nhưng thầy vẫn tiếp tục sáng tác văn học thiếu nhi đồng thời thầy Ký còn thực hiện Tư vấn tâm lý giáo dục qua tổng đài 1088 của TP Hồ Chí Minh. Trong những năm tháng cuối đời, mặc dù phải chiến đấu với bệnh tật nhưng tinh thần không chịu khuất phục của thầy, thầy Ký tiếp tục cống hiến cho nền văn học Việt Nam và truyền cảm hứng đến bao nhiêu thế hệ học sinh Việt Nam. 

Xem thêm  Tải game Minecraft phiên bản mới nhất 2022 dành cho điện thoại và máy tính

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Ngọc Ký nhưng biểu tượng cho sự nỗ lực vẫn còn đó 

nhung-ngay-thang-truoc-khi-qua-doi-cua-thay-ky
Những ngày tháng trước khi qua đời của thầy Ký

Tang lễ của thầy Nguyễn Ngọc Ký sẽ được tổ chức tại nhà riêng của thầy tại phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Sau khi nhận được thông tin thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký ra đời đã có rất nhiều nhà văn, thầy cô và học sinh trên cả nước bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi của thầy, một tấm gương mẫu mực cho tinh thần không chịu khuất phục. 

Cô Trần Thị Bích Thuận từng là hiệu trưởng của trường Bồi dưỡng Giáo dục, quận Gò Vấp chia sẻ rằng cứ mỗi khi tết đến xuân về, cô cùng với những bạn bè của mình, từng là học trò của thầy Ký tới thăm thầy. Cô cũng chia sẻ thêm “Mặc dù một năm phải chạy thận đến 3 lần nhưng thầy vẫn tiếp tục đi đến các trường học để truyền cảm hứng cho các bạn học sinh”. 

Trong phần mở đầu của tác phẩm “Tôi đi học” của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Ngọc Ký, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết rằng: “Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời. Quý lắm. Đoàn cần nhân rộng để các em học tập. Tuổi thơ Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết cần biết ước mơ, biết phấn đấu, đặc biệt vượt qua chính mình như Nguyễn Ngọc Ký để thành đạt”. 

Xem thêm  Nữ sinh 2k2 may mắn vừa được Độ Mixi tặng iPhone 12 vừa được mời đến nhà

Mặc dù thầy Nguyễn Ngọc Ký đã ra đi nhưng biểu tượng của sự nỗ lực, không chịu khuất phục trước số phận và sự kiên nhẫn của thầy vẫn sẽ còn đó. Thầy Nguyễn Ngọc Ký mãi là nhân chứng sống cho tinh thần nỗ lực, vượt lên trong cuộc sống truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu thế hệ học sinh Việt Nam. Hình ảnh của một thầy giáo khuyết tật với nghị lực sống phi thường cũng sẽ không bao giờ phai nhòa trong ký ức của nhiều thế hệ học Việt Nam hôm nay và mai sau. 

Xem thêm mục tổng hợp để xem thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.

Thông tin liên hệ:
Email: talkvn.entity@gmail.com 
Website: Talk.vn

Tags :
Để lại bình luận của bạn