Hiệu ứng Fomo trong chứng khoán là gì?
Trong thị trường chứng khoán, cụm từ “FOMO” dường như đã quá quen thuộc với các nhà đầu tư chứng khoán. Vậy Fomo trong chứng khoán nghĩa là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết!
Fomo trong chứng khoán là gì
Fomo là viết tắt của từ Fear of missing out chỉ hiệu ứng tâm lý khiến bạn luôn trong trạng thái lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội nào đó nếu không theo đám đông.
Bạn sẽ chạy theo đám đông một cách mù quáng và thường có xu hướng làm theo những gì người khác nói vì sợ bản thân sẽ không theo kịp, bị bỏ lại phía sau.
Theo thống kê, đã có hơn 70% nhà đầu tư gặp tình trạng này trong quá trình chơi chứng khoán và đã bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi hiệu ứng tâm lý này.
Trong chứng khoán, hiệu ứng tâm lý Fomo vô cùng phổ biến và thường bắt gặp ở những nhà đầu tư vừa bắt đầu, không có nhiều kinh nghiệm nên họ luôn cảm thấy không chắc chắn với những quyết định và phán đoán của mình. Thậm chí, hiệu ứng này cũng không ngoại trừ các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm.
Hiệu ứng fomo trong chứng khoán chính là cảm giác khi giá cổ phiếu tăng liên tục khiến các nhà đầu tư sẽ băn khoăn, do dự và cảm thấy mông lung trước quyết trước những quyết định bán hoặc mua không vì các nhà đầu tư lo sợ rằng sẽ bỏ mất một “khoản hời” nếu bán hoặc mua quá sớm.
Hiệu ứng tâm lý Fomo sẽ làm giảm khả năng nhận thức vấn đề, phân tích và tìm hiểu diễn biến thị trường mà thay vào đó là những quyết định mang tính cảm tính, suy nghĩ nhất thời và bị tâm lý này điều khiển.
Hậu quả khi mắc “bẫy” tâm lý Fomo
Hiệu ứng tâm lý Fomo sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phân tích, phán đoán của bạn khi quan sát diễn biến thị trường, đặc biệt nó còn ảnh hướng đến những quyết định của bạn trong những thời điểm quan trọng và dẫn đến hậu quả rất khôn lường.
Ví dụ: Tại thời điểm nào đó có một cổ phiếu được rất nhiều người quan tâm vì giá của nó tăng liên tục, được nhiều người mua chờ giá tăng đạt đỉnh rồi bán ra. Nếu bạn có tâm lý không ổn định, khi đó bạn sẽ gặp tình trạng hiệu ứng tâm lý Fomo.
Bạn sẽ cảm thấy lo sợ nếu bạn không theo đám đông và mua cổ phiếu đó thì bạn sẽ bỏ lỡ nó. Vì vậy, bạn quyết định mua cổ phiếu đó nhưng không biết rằng lúc này giá của cổ phiếu đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm dần. Ngay khi giá giảm bạn sẽ bị bất ngờ, không kịp trở tay và bạn phải bán khống, bán tháo để hạn chế phần lỗ, phần thiệt hại.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng chiến lược và kế hoạch đầu tư chứng khoán là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn là người dễ bị tâm lý hiệu ứng đám đông, không thể tập trung phân tích diễn biến thị trường mà lại đi nghe ngóng tin tức đám đông thì bạn sẽ rất dễ bị hiệu ứng tâm lý fomo trong chứng khoán tác động làm lung lay suy nghĩ và quyết định của bạn.
Cách tránh hiệu ứng Fomo trong chứng khoán
Để có thể hạn chế tình trạng bạn mắc “bẫy” hiệu ứng fomo, bạn cần phải có những biện pháp sau:
Nghiên cứu, theo dõi sát thị trường
Chính sự thiếu hiểu biết chính là “con dao” khiến bạn dễ mắc hiệu ứng tâm lý fomo trong chứng khoán. Bạn cần phải liên tục trau dồi, đọc nhiều và quan sát nhiều thị trường chứng khoán để có được những thông tin chính xác nhất. Bạn cần phải biết rõ mã cổ phiếu, tình hình kinh tế xã hội- những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán, những kiến thức về thị trường chứng khoán v..v… là bạn đã có thể làm “chủ” chính bản thân mình, đưa ra những phán đoán và dự đoán tiếp theo của thị trường chứng khoán.
Làm chủ cảm xúc
Không chỉ riêng chứng khoán, làm chủ cảm xúc trong cuộc sống là điều rất quan trọng. Bạn phải tự điều khiển được cảm xúc của mình, không nên đưa ra những quyết định khi bạn đang nóng vội. Hạn chế để tình trạng cảm xúc lấn át lý trí. Đứng trước một vấn đề quan trọng nào đó bạn hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để đánh giá và phân tích sự việc.
Kịp thời cắt lỗ
Khi đầu tư chứng khoán bạn cần phải tự tin vào chính bản thân mình và thiết lập, xây dựng một kế hoạch cắt lỗ khi thấy cần thiết. Bạn cần phải phán đoán thị trường, khi giá cổ phiếu đã xuống quá mức thì bạn hãy dựa vào sự hiểu biết của mình để đưa ra những quyết định quan trọng, cắt lỗ kịp thời để hạn chế tình trạng lỗ nặng, không thể cứu vãng.
Thay đổi chiến lược một cách liên tục
Thị trường chứng khoán sẽ tăng giảm liên tục vì vậy bạn cũng phải cần một chiến lược chơi chứng khoán linh hoạt để thích ứng nhanh với thị trường chứng khoán đồng thời giúp bạn tránh mắc “bẫy” hiệu ứng tâm lý fomo trong khi chơi chứng khoán.
Trên đây là những thông tin về hiệu ứng tâm lý fomo mà nhiều người đã mắc phải khi chơi chứng khoán. Hy vọng bạn sẽ tránh được những trường hợp này và không nên để hiệu ứng tâm lý fomo làm “cục đá” làm cản trở con đường đến thành công của bạn.
Để biết thêm thông tin về chứng khoán, tham khảo tại đây
Để lại bình luận của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.