Vai trò của giáo dục trong phát triển nhân cách con người
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng mang tính cấp bách bởi nó quyết định cho sự hình thành của phát triển bền vững của một quốc gia. Vậy giáo dục của Việt Nam hiện nay như thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mối liên hệ giữa vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhân cách con người.
1. Giáo dục là gì?
Trước tiên để làm rõ vai trò của giáo dục và phát triển nhân cách chúng ta cần làm rõ khái niệm của giáo dục.
Giáo dục được hiểu là cách học tập, nuôi dưỡng tri thức và nhân cách của con người, hình thành những thói quen và kĩ năng có tính chất truyền dạy từ đời này sang đời khác qua hình thức dạy dỗ, đào tạo hoặc giảng dạy. Hoạt động giáo dục có nhiều hình thức; có thể là cá nhân tự bồi dưỡng, tự rèn luyện cũng có thể là do một người khác giảng dạy. Song, trải qua nhiều hình thức nào thì mục đích của giáo dục vẫn là rèn luyện nhân cách, tư duy của một người.
Vai trò của giáo dục đối với đời sống con người
Đối với mỗi người, quá trình giáo dục bằng đầu từ khi chúng ta vừa mới sinh ra và trải qua nhiều giai đoạn như: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục trung học v..v… Vì vậy, chúng ta càng không thể phủ nhận vai trò của giáo dục.
2. Mục đích của giáo dục đối với đời sống con người
Giáo dục có nhiều mục tiêu nhưng mục tiêu cốt lõi nhất của giáo dục vẫn là cung cấp kiến thực, hình thành nhân cách và những kỹ năng thiết yếu liên quan đến đời sống của con người. Trong đó mục tiêu của giáo dục và phát triển nhân cách con người luôn là vấn đề được nhiều quốc gia ưu tiên lên hàng đầu. Bởi một nhân cách tốt sẽ là tiền đề để phát triển nhận thức của con người và xã hội, nó liên quan mật thiết đến nhiều khía cạnh khác của xã hội như vấn đề về môi trường, vấn đề trọng nam khinh nữ, phân biệt chủng tộc v..v…
Mục tiêu của giáo dục
Nhận thức được vai trò của giáo dục đối với đời sống của con người hiện nay, người ta đã phân loại được 3 mục tiêu giáo dục chủ yếu trên thế giới:
- Mục tiêu giáo dục tiếp cận truyền thống: Đây là mỗi kiểu giáo dục xây dựng những kiến thức, kỹ năng của con người theo đúng tiêu chuẩn tại thời điểm xã hội lúc đó. Hiện nay, mục tiêu giáo dục này được xem là khá “lỗi thời” vì nó mang tính rập khuôn, áp đặt và bắt buộc một cá nhân phải đi theo xu hướng của xã hội.
- Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân: Đây là kiểu giáo dục được nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ áp dụng từ giai đoạn 1960 đến 1980 vì nó đề cao sự tự do trong việc. Song, mục tiêu giáo dục này được xem là để lại khá nhiều hệ lụy cho xã hội sau này.
- Mục tiêu giáo dục truyền thống- cá nhân: Đúng với cái tên của nó, kiểu giáo dục này được kết hợp từ 2 kiểu giáo dục bên trên. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia áp dụng mục tiêu giáo dục này, trong đó có Việt Nam vì nó phát triển và hạn chế tối đa những ưu và khuyết điểm từ 2 mục tiêu giáo dục kể trên.
>>> Xem ngay: Công bố điểm chuẩn đại học 2022: Tăng “chóng mặt” và giảm sốc
3. Vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhân cách con người
Có thể nói, giáo dục tựa như một chiếc gương phản ánh đầy đủ nhất và chân thực nhất những gì mà một đất nước đang có. Và nó cũng là yếu tố tiên quyết quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia nào đó do đó chúng ta càng không thể phủ nhận vai trò của giáo dục. Điều đó cũng dễ dàng giải thích vì sao hệ thống giáo dục của những nước phát triển sẽ tiên tiến hơn hệ thống giáo dục của những quốc gia đang phát triển. Vậy vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhân cách con người là gì?
3.1. Nâng cao chất lượng của cuộc sống
Ngoài giáo dục và đào tạo những kỹ năng và kiến thức, học vấn nhằm tạo ra của cải cho xã hội thì giáo dục và phát triển nhân cách sẽ góp phần giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Nâng cao nhận thức của con người, đổi mới tư duy và suy nghĩ của con người sẽ tạo nên một xã hội văn minh, nơi mà mọi người luôn được tôn trọng từ đó con người cũng cảm thấy hạnh phúc hơn với cuộc sống của mình.
3.2. Giúp con người hòa nhập với cộng đồng
Giáo dục và phát triển nhân cách sẽ làm góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã hội, là cơ sở để kết nối con người với con người. Từ đó, giúp cho con người hòa nhập và thích nghi với cộng đồng một cách dễ dàng hơn thông qua những hoạt động xã hội, tạo nên những mối quan hệ lành mạnh, thúc đẩy xã hội phát triển một cách văn minh.
3.3. Giúp con người xây dựng những kỹ năng để thích nghi với xã hội
Ý nghĩa vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhân cách con người là giúp cho con người xây dựng và trang bị những kiến thức, kỹ năng để thích ứng được với sự thay đổi của môi trường và xã hội.
Chúng ta có thể thấy rằng giáo dục và phát triển nhân cách là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. Nhận thức được vai trò của giáo dục sẽ giúp cho mỗi con người luôn sống có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
BaoMinh
Muốn dạy con tốt thì cha mẹ phải làm gương trước đã