Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Tốt nghiệp ra trường làm gì?
Vài năm gần đây, ngành công nghệ thực phẩm là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin thú vị về ngành học này nhé.
Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm – Food Technology là chuyên ngành đào tạo về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong các lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm… tất cả đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về hóa học, sinh học; phương pháp chế biến thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến thực phẩm, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm;… Nghiên cứu, thiết kế và lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
Hơn thế nữa, sinh viên có cơ hội thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc như phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và trải nghiệm thực tế các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
Những tố chất phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm
Ham học hỏi và luôn tìm tòi, sáng tạo những điều mới lạ: học ngành công nghệ thực phẩm thì bạn không được gò bó bản thân theo một khuôn khổ nào đó nhất định. Bạn phải là người giàu ý tưởng, thường xuyên học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ trên thế giới để có thể ứng dụng cho các ý tưởng của bản thân.
Tính kiên nhẫn: công việc chủ yếu của bạn là đo lường và tìm ra công thức cuối cho chính sản phẩm của mình. Và để đạt được kết quả như mong muốn thì buộc bạn phải thí nghiệm rất nhiều lần. Do đó, tính kiên nhẫn là yếu tố bắt buộc nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực này.
Nghiêm túc trong công việc và có tính kỷ luật cao: đối với các công việc nghiên cứu thì bạn không thể thực hiện một mình mà cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm. Để công việc được diễn ra suôn sẻ, thành công thì bạn phải thực sự nghiêm túc và tuân thủ tốt theo nội quy, quy định từ vấn đề an toàn cho đến vệ sinh ban đầu phải thực hiện tốt.
Xem thêm: Học phí ngành công nghệ thông tin của các trường “HOT” nhất hiện nay
Ngành công nghệ thực phẩm có những khối thi nào?
Mã ngành: 7540101
Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển một số tổ hợp môn dưới đây:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- A02: Toán, Vật lí, Sinh học
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Nếu muốn giải đáp thêm về ngành nghề nào khác, hãy để lại bình luận tại chuyên mục Giáo dục của chúng tôi nhé!
Tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì? Mức lương ra sao?
Ngành Công nghệ thực phẩm trong vài năm trở lại đây được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai với cơ hội việc làm rông mở cùng mức lương hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên dễ dàng có cơ hội xin việc tại các công ty, doanh nghiệp về thực phẩm. Cụ thể:
- Làm việc chuyên môn lĩnh vực công tại các công ty sản xuất và chế biến thực phẩm như chế biến thịt sữa, chè, cà phê, cá, đồ hộp, …
- Làm việc tại các viện chuyên nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.
- Trở thành một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng tại những trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, các trung tâm y tế dự phòng.
- Làm việc tại các phòng thí nghiệm của nhà máy, quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý nhà máy.
- Trở thành giảng viên tại các trường đào tạo về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm.
- Trở thành doanh nhân kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất thực phẩm.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành học hiệu quả và cơ sở để quyết định có nên học ngành Công nghệ thực phẩm hay không.
Để lại bình luận của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.