Ngành công nghệ sinh học là gì? Sau này ra trường làm gì?
Vài năm trở lại đây được xem là “kỷ nguyên” của Công nghệ sinh học khi nhiều quốc gia trên thế giới đua nhau phát triển lĩnh vực mũi nhọn này. Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc sống con người dần “thiếu an toàn” do dịch bệnh nguy hiểm, tình trạng kháng thuốc kháng sinh hay các thực phẩm chứa hóa chất độc hại tràn lan… Vậy có thể hiểu ngành Công nghệ sinh học là gì? Triển vọng nghề nghiệp sau khi ra trường của sinh viên ngành học này như thế nào?
Ngành công nghệ sinh học là gì?
Đây là một câu hỏi thường gặp được nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học. Về bản chất ngành Công nghệ sinh học là ứng dụng những kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và thiết bị nhằm sản xuất ra các sản phẩm thương mại có giá trị cao ở quy mô công nghiệp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành.
Ngành Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết nhiều lĩnh vực trong sản xuất và đời sống chẳng hạn: lai tạo giống cây trồng vật nuôi mang những đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi hay nuôi trồng thủy hải sản); sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; chế biến và bảo quản thực phẩm; ứng dụng trong y học và dược phẩm, giúp chẩn đoán bệnh chính xác; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…
Tố chất nào phù hợp với ngành công nghệ sinh học?
Nếu bạn sở hữu đủ 3 tố chất sau thì ngành Công nghệ Sinh học có thể là lựa chọn sự nghiệp phù hợp và đầy tiềm năng:
- Bạn buộc phải nắm chắc kiến thức và giỏi các môn học quan trọng gồm Toán, Sinh học và Hóa học thì mới có thể cơ hội tiến xa trong ngành này.
- Không ngần ngại làm việc trong phòng thí nghiệm do ngành học này đòi hỏi thời gian đầu tư cho nghiên cứu khá nhiều.
- Sự cẩn thận và tỉ mỉ là yêu cầu bắt buộc khi chọn học ngành công nghệ sinh học. Bởi ngành học này đòi hỏi sự chính xác cao này. Sản phẩm bạn tạo ra sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống bên ngoài nên không thể hời hợt và qua loa.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng – Thông tin sinh viên 2022
Những kỹ năng cần có của ngành công nghệ sinh học
Trong thời gian theo học ngành Công nghệ Sinh học, bạn sẽ phải trau dồi những kỹ năng mềm cần thiết sau:
Giao tiếp
Các phát kiến dựa vào nghiên cứu của bạn chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi bạn có thể giải thích công trình của mình một cách chi tiết và dễ hiểu nhất cho tất cả mọi người, từ đồng nghiệp cho đến khách hàng tiêu dùng. Đó là lý do tại sao ngành học này luôn đề cao kỹ năng đọc hiểu, viết lách và trình bày trước công chúng.
Tra cứu
Bạn sẽ được trang bị nhiều cách thức giúp thu thập dữ liệu chính xác và đưa ra kết quả nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, học tập cũng như làm việc sau này.
Tư duy kinh doanh khởi nghiệp
Các công việc liên quan đến ngành Công nghệ Sinh học thường đến từ các công ty startup muốn phát triển sản phẩm mới để tung ra thị trường. Vì thế bạn sẽ được học thêm một số khía cạnh liên quan đến kinh doanh để phát triển ra được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Một số hướng phát triển phổ biến của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học bạn có thể tham khảo dưới đây:
Đi dạy
Nếu bạn yêu thích làm việc trong môi trường học đường thì có thể cân nhắc trở thành một giảng viên đại học. Yêu cầu cho loại công việc này sẽ có khác biệt tùy vào từng trường nhưng hầu hết sẽ cần có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ với kinh nghiệm chinh chiến trong công việc thực tế. Với công việc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm triển khai một số dự án nghiên cứu trong khoa, trực tiếp đứng lớp giảng dạy và quản lý sinh viên.
Kỹ sư y sinh
Công việc của một Kỹ sư y sinh là thiết kế và chế tạo các loại thiết bị, dụng cụ, hệ thống và phần mềm phục vụ cho lĩnh vực y khoa. Các sản phẩm quen thuộc của công việc này chắc hẳn bạn đã biết chẳng hạn máy chụp X-quang, máy siêu âm hay máy đo điện tâm đồ. Tổng quan thì hầu hết tất cả những thiết bị công nghệ bạn thấy trong bệnh viện đều là thành quả của các kỹ sư y sinh.
Kỹ sư môi trường
Công việc chính của một kỹ sư môi trường là bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người. Các công việc bạn phải làm có thể bao gồm dọn dẹp vùng bị ô nhiễm, thúc đẩy quá trình ban hành luật về môi trường hoặc làm việc trao đổi với các doanh nghiệp để giảm thiểu chất thải.
Kỹ sư nông nghiệp
Nhiệm vụ chính của vị trí Kỹ sư nông nghiệp là tìm cách cải thiện quá trình sản xuất và tối ưu hóa chất lượng cho những sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra vị trí này còn sáng tạo nên các loại thực phẩm mới cung cấp cho thị trường.
Theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất về Giáo dục nhé!
Kỹ sư hóa học
Người kỹ sư hóa học này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại sản phẩm hóa học ứng dụng trong đời sống hàng ngày như xăng dầu, mỹ phẩm, thuốc thang.
Dù bạn chọn bất kỳ vị trí công việc nào liên quan đến ngành Công nghệ Sinh học thì cũng đều là những vị trí yêu cầu tính chuyên môn cao. Bởi thế mà mức thu nhập của ngành này nhìn chung sẽ rủng rỉnh hơn so với một số công việc phổ thông khác.
Còn mức lương cụ thể ra sao thì sẽ phụ thuộc vào từng công ty, thị trường lao động của mỗi nước và nhất là năng lực cá nhân của bạn. Bạn chỉ cần ghi nhớ một điều rằng ngành Công nghệ Sinh học có vai trò quan trọng với đời sống xã hội do đó nếu bạn có tài năng thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không ngần ngại giữ chân bạn với một mức thu nhập tương xứng.
Để lại bình luận của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.